Bọ chét sợ mùi gì nhất? Cách phòng chống bọ chét chó

Bọ chét là loại côn trùng sống kí sinh trên các loại động vật. Chúng hút máu người để sống, gây ngứa và khó chịu cho các loại động vật. Vậy các bạn có biết bọ chét sợ gì nhất không? Chúng là loài côn trùng gây hại nguy hiểm thường tồn tại trong gia đình và vật nuôi mà chúng ta không hề hay biết. Vậy bị bọ chét cắn có sao không? Bọ chét là loài côn trùng như thế nào ? Hãy khám phá những điều mà bạn nên biết về loài bọ chét trong bài viết sau đây.

BỌ CHÉT SỢ MÙI GÌ NHẤT? CÁCH PHÒNG CHỐNG BỌ CHÉT CHÓ

Đặc điểm của bọ chét, bị bọ chét cắn có sao không ?

Bọ chét là loài gì ?

Bọ chét là loài côn trùng nguy hại, thường cư trú trong căn nhà của bạn hoặc trên ga đệm hay trên người vật nuôi trong nhà. Chúng rất nguy hại bởi vì khả năng gây ngứa ngáy mỗi khi bị bọ chét cắn là rất cao. Chúng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau đầu, mệt mỏi mà bạn không biết được là bị con côn trùng nào đốt gây nên.
Bọ chét là loài côn trùng không có cánh, có tên khoa học là Siphonaptera. Đây là loài côn trùng ký sinh trực tiếp trên cơ thể của vật chủ, chúng hút máu vật chủ để sống qua ngày. Những loài vật mà bị chúng ký sinh bao gồm lớp động vật có vú và loài chim. Trên toàn thế giới có tới hơn 2200 loại bọ chét khác nhau, từ bọ chét chó (Ctenocephalides canis), bọ chét người (Pulex irrtans), bọ chét mèo (Ctenocephalides felis) tới tất tần tật các loài bọ chét nguy hiểm khác.


Bọ chét trưởng thành có kích thước từ 1,5 tới 3 mm, chúng có khả năng nhảy rất xa và cao lên tới 18cm. Chúng có thể ở trong kén khi còn là nhộng tới 5 tháng trước khi tìm được vật chủ phù hợp.
Việc bạn phân biệt được các loài bọ chét trong nhà rất quan trọng, giúp bạn nắm được sự phân bố của nó trong căn nhà của bạn cũng như khả năng gây bệnh và truyền bệnh. Từ đó bạn sẽ lên được biện pháp điều trị tiêu diệt triệt để loài côn trùng khốn kiếp này.

Môi trường sinh sống của bọ chét

Bọ chét là loài côn trùng sống ký sinh biến thái hoàn toàn. Chúng có vòng đời lên tới 30 cho đến 35 ngày còn tùy theo nhiệt độ và độ ẩm nơi mà chúng sinh sống. Bọ chét thích sinh sống ở những nơi khí hậu nóng ẩm ở mức nhiệt độ từ 20 tới 30 độ. Khi bọ chét gặp phải điều kiện môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ xuống thấp hơn 15 độ, bọn chúng sẽ tự ngừng phát triển để đợi cơ hội khác. Ở nước ta bọ chét phát triển vào các tháng từ tháng 2 cho tới tháng 5.
Bọ chét có 3 vòng đời cơ bản: Giai đoạn từ ấu trùng, cho tới giai đoạn hóa nhộng, rồi cuối cùng chuyển hóa thành giai đoạn trưởng thành. Vòng đời của bọ chét bắt đầu bởi lúc còn là ấu trùng, sau đó chúng hóa nhộng rồi sẽ trở nên trưởng thành. Bọ chét trưởng thành sẽ hút máu của vật chủ để sống, và cho tới khi trước lúc chết chúng sẽ để trứng để tạo nên các ấu trùng tiếp theo. Một cuộc đời bọ chét đẻ được khoảng 800 trứng, chúng đẻ trứng sau mỗi lần hút đủ lượng máu cần thiết.


Trứng của bọ chét có thể dính liền trên da của vật chủ, hoặc là lông của vật chủ hoặc là ở bất kỳ đâu. Đây là lý do chính tại sao lại xuất hiện các loài bọ chét chó và bọ chét mèo. Chó mèo lông dày là môi trường lý tưởng để bọ chét sinh sôi và ký sinh trên đó. Vì thế mà những nơi vật chủ thường xuyên ăn ngủ là nơi mà bọ chét bắt đầu sản sinh.
Trong 1 tới 2 tuần đầu tiên, ấu trùng bọ chét nở ra từ trứng và không hề có chân. Chúng thay lông và lột xác trong vòng 8 ngày tới 20 ngày. Ấu trùng có thể sinh sống tới tận 6 tháng nếu như chúng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ấu trùng sẽ tìm kiếm thức ăn xung quanh như là thức ăn thừa của vật chủ, hoặc phân của bọ chét trưởng thành. Sau cùng, ấu trùng sẽ nhả tơ bao quanh cơ thể để tiến vào trạng thái hóa nhộng. Thời gian hóa nhộng sẽ rơi vào từ 5 cho tới 7 ngày, thậm chí lên tới 1 năm nếu như gặp điều kiện môi trường không thuận lợi.

Bị bọ chét cắn có sao không ? Bọ chét sợ gì nhất ?

Liệu bị bọ chét cắn có sao không ?

Khi bọ chét phát hiện được vật chủ phù hợp, chúng sẽ chui ra khỏi kén và bắt đầu công cuộc ký sinh trên người vật chủ. Đó là lý do tại sao mỗi khi bạn đi chơi hay đi du lịch về là thấy ngứa ngáy trong người, rất có thể bạn đã vô tình mang bọ chét theo về nhà mà không hề hay biết.
Bị bọ chét cắn có sao không ? Chúng sẽ bám lấy da của bạn và bắt đầu hút máu. Sau khi hút máu xong chúng sẽ khiến da của bạn nổi mẩn ngứa, đôi khi khiến bạn bị dị ứng và mắc các bệnh về sẩn ngứa trên da. Các sẩn ngứa này có kích thước từ 1 tới 2mm, nổi gờ lên và cao hơn mặt da một chút, phía trên đỉnh của nốt sẩn có mụn nước. Tốt nhất bạn không nên chọc cho nước chảy ra, kẻo vết ngứa cứ thế lan rộng trên da của bạn.


Bọ chét có thể sống ký sinh trên cơ thể của chó mèo nếu bạn nuôi ở trong nhà. Vậy nên mỗi khi bạn ôm ấp chó mèo của bạn, nguy cơ bọ chét nhảy sang ký sinh trên da của bạn là rất cao. Từ đó khiến bạn bị ngứa ngáy và mắc bệnh nổi mẩn đỏ khắp người. Ngoài ra, bọ chét còn là loài trung gian truyền bệnh truyền nhiễm từ các loài vật khác sang cho người, điển hình như bệnh dịch hạch ở chuột. Bọ chét chó và bọ chét mèo còn truyền được cả sán dây sang cho người nếu như bạn không cẩn thận.

Bị bọ chét cắn phải làm sao ?

Bọ chét sợ gì nhất? Khi bị bọ chét cắn phải làm sao ? Bạn có thể thực hiện một vài cách sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm được cơn ngứa ngáy khi bị bọ chét cắn.

  • Đầu tiên bạn rửa sạch vết cắn với xà phòng và nước ấm. Sau đó cho một vài viên đá bọc trong 1 tấm vải để chườm lạnh lên vết cắn. Điều này sẽ giúp vết ngứa không phát triển nhanh chóng và giảm ngứa cho bạn hiệu quả. Chườm lạnh từ 2 tới 3 phút, thực hiện vài lần mỗi ngày mỗi khi bạn cảm thấy ngứa khi bị bọ chét cắn.
  • Trà xanh hoặc trà chanh. Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa rất tốt, điều này sẽ giúp vết ngứa không phát triển và giảm ngứa cho bạn. Ngoài ra trong trà chanh còn có chứa tanin, chất này giúp khử độc tố khi bạn bị bọ chét cắn để vết ngứa không lan rộng và không nổi mẩn đỏ.
  • Bột yến mạch sẽ giúp hút lấy chất độc từ vết cắn của con bọ chét ra khỏi cơ thể của bạn cũng như vật nuôi trong nhà. Hãy trộn bột yến mạch với nước ấm và tắm, hoặc ngâm cơ thể trong đó khoảng 15 phút để bột phát huy hết hiệu quả điều trị.
  • Bạn có thể tắm với baking soda và muối cùng với nước ấm cũng có tác dụng khử độc và vết thương do bị bọ chét cắn gây nên.

Bọ chét sợ gì nhất ? Cách diệt bọ chét bằng băng phiến

Bọ chét sợ gì nhất ? Chúng sợ rất nhiều thứ, nếu như bạn biết sử dụng những thứ khiến cho bọ chét sợ, chúng sẽ không bao giờ bén mảng tới căn nhà của bạn cũng như vật nuôi của bạn nữa.

Bọ chét sợ gì nhất ? Thuốc phá hủy cơ thể của chúng

Bạn có thể sử dụng các bình xịt côn trùng như xịt gián và muỗi để xịt quanh nhà, thảm, những nơi mà bọ chét có thể sinh sống. Thuốc sẽ phá hủy cơ thể của bọ chét và khiến lũ bọ phải tháo chạy ra khỏi nhà của bạn.
Hãy chọn những loại thuốc xịt an toàn với con người, tránh phản tác dụng khi bạn xịt thuốc để diệt bọ chét. Thị trường bên ngoài có bán các loại thuốc xịt côn trùng dành cho vật nuôi, bạn cũng có thể mua về để xịt cho thú cưng của bạn.

Bọ chét sợ gì nhất ? Các loại chất hóa học có mùi hăng

Những chất hóa học có mùi hăng là thứ khiến cho bọ chét rất sợ, điển hình như những chất sau:

  • Nhựa thông
  • Các loại sơn
  • Xăng dầu nói chung
  • Mùi rượu…
  • Giấm ăn

Những loại mùi hăng đó sẽ khiến bọ chét sợ hãi mà tìm cách chạy trốn. Vậy nên các bạn có thể yên tâm khi trị được bị bọ chét cắn.

Bọ chét sợ gì nhất ? Sợ nước

Bọ chét sợ gì nhất? Câu trả lời không khác hơn đó chính là nước là kẻ thù đáng ghét của hầu hết các loài côn trùng, đặc biệt là côn trùng sống trong nhà và ký sinh vào vật chủ như bọ chét. Chúng sẽ không thể bám được vào lông và da của vật chủ được nữa. Vậy nên bạn hãy tắm rửa sạch sẽ thường xuyên nhé, đồng thời tắm rửa cả cho những con vật bạn nuôi ở trong nhà. Điều này sẽ khiến rửa trôi đi được lũ bọ chét đáng ghét và ngăn ngừa bị bọ chét cắn.

Lưu ý với bọ chét chó và bọ chét mèo

  • Ít nhất 2 tuần một lần bạn phải tắm cho chó mèo của bạn, nếu bọ chét phát triển nhiều, vài ngày bạn phải tắm cho chúng 1 lần.
  • Sử dụng các bình xịt côn trùng an toàn cho thú nuôi trong nhà để xịt nếu lũ bọ chét cắn.
  • Bôi kem kháng histamin hoặc kem có chứa chất sát trùng lên da của bạn hoặc thú nuôi trong nhà để ngăn ngừa ảnh hưởng của bọ chét lên da.
  • Hãy vệ sinh chó mèo của bạn cẩn thận với xà phòng và nước ấm để tẩy sạch lông và những con bọ chét ra khỏi cơ thể của chúng.
  • Vệ sinh sạch sẽ căn nhà của bạn thường xuyên, tránh tạo nên nơi sinh sống và làm tổ của bọ chét.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng quanh nhà hàng tuần để ngăn ngừa bọ chét xâm nhập.

Chia sẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *